Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Hóa giải về phong thủy xấu cho nhà cuối ngõ

Giá những ngôi nhà cuối ngõ thường rẻ hơn nhiều so với những ngôi nhà ở vị trí đẹp. Vì thế, rất phù hợp với túi tiền của nhiều người.
Theo các chuyên gia phong thủy, những ngôi nhà ở cuối ngõ thường bị coi là hung tướng. Bởi nhà cuối ngõ thường ít có năng lượng, theo đó dễ xảy ra tình trạng tụ khí không tốt. Nhưng nếu biết cách bài trí, nhược điểm này sẽ được hóa giải và không ảnh hưởng đến gia chủ.
Theo chuyên gia phong thủy, nhà nằm ở vị trí cuối cùng của con ngõ thường là ở vào thế phong thủy xấu, và bị coi là hung tướng. Thứ nhất, bất tiện khi muốn đi ra ngoài, gia chủ phải đi qua cửa nhà khác. Thứ hai rất nguy hiểm nếu xảy ra hỏa hoạn ở phía trước. Nhà ở ngõ cụt thì gia chủ khó thoát thân.
phong thủy nhà ở, hóa giải phong thủy nhà cuối ngõ
Theo các chuyên gia phong thủy, những ngôi nhà ở cuối ngõ thường bị coi là hung tướng. 
Ngoài ra, những nhà cuối ngõ rất yếu khí. Bởi những luồng khí tốt lùa vào thường sẽ mạnh ở đầu ngõ và yếu dần khi đến cuối ngõ; ngõ càng dài, càng quanh co thì khí càng bị thất thoát nhiều.
Bên cạnh đó, không khí ô nhiễm đọng lại ở cuối ngõ sẽ làm cho cơ thể con người dễ bị bệnh tật, ốm yếu... Hơn nữa, nhà cuối ngõ không có sự trao đổi khí thường xuyên dễ xảy ra tình trạng bế khí không tốt.
Thậm chí, trong quan niệm dân gian, nhà ở ngõ cụt thường sẽ dễ mang đến thiên tai và các hiểm họa tổn tài hay tàn tật cho gia chủ.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Cung Hà thì phong thủy nhà ở quan niệm rằng “nhất vị, nhì hướng”, tức vị trí của ngôi nhà chiếm vai trò rất quan trọng rồi mới đến các yếu tố khác. Do đó, trước khi mua nhà, đất bạn nên cân nhắc kỹ những ưu nhược điểm trước khi rút tiền ra.
Tuy nhiên, nếu không còn lựa chọn nào khác, thì dưới đây là một số cách hóa giải để gia đình bạn không gặp nhiều rắc rối vì nhà ở vào thế phong thủy xấu:
Trước hết bạn cần để ra một phần diện tích đất làm khoảng sân nhỏ phía trước, tức là tạo ra minh đường rộng rãi, sáng sủa cho ngôi nhà.
Minh đường sẽ giúp tích khí tốt hơn, bên cạnh đó khoảng sân này cũng là không gian giúp khí được lưu thông qua lại, phá vỡ tình trạng bế khí. Nếu mảnh đất có diện tích đủ lớn, có thể thiết kế không gian thoải mái, gia chủ nên bố trí thêm cả một khoảng sân vườn phía sau để khí có thể lưu thông tốt hơn nữa.
Thứ hai, khi thiết kế nhà cũng không nên nhô nhiều ban công ra phía ngoài vì tầm nhìn trong hẻm hạn chế hơn so với ngoài đường lớn.
Riêng với nền hẻm phía trước nhà nên làm bằng hoặc cao hơn theo độ nghiêng thích hợp so với phần đường phía ngoài để tránh tù đọng nước sẽ không tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét